KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021
Kính gửi: Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Mỹ Đức
Căn cứ Quyết định 3635/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2020 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2020-2021trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Căn cứ Hướng dẫn số 445/KH-PGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2020 của của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non huyện Mỹ Đức năm học 2020-2021.
Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương xã An Mỹ và kết quả đạt được trong năm học 2019-2020.Trường mầm non An Mỹ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 cụ thể như sau:
- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
- Tình hình đội ngũ:Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên: 69 đ/c.
Trong đó:
+ Cán bộ quản lý: 03 đ/c – Trình độ chuyên môn: ĐH 03
+ Giáo viên: 44 đ/c – Trình độ chuyên môn: ĐH 35; CĐ 7; TC 2
+ Nhân viên: 8 đ/c -Trình độ CM: ĐH 02; CĐ 01; TC 04; NH 01
+ Cô nuôi: 14 đ/c – Trình độ chuyên môn: 14/14 CĐ
+ Đảng viên: 21/21 nữ, trong đó: CBQL 03, GV 16. NV 02.
- Tình hình cơ sở vật chất: Trường có tổng 29 phòng, trong đó:
+ Phòng học: 16 phòng
+ Phòng làm việc: 06 phòng
+ Phòng chức năng: 02 phòng
+ Phòng kho: 01 phòng
+ Bếp ăn: 02.
Có 16/16 lớp có công trình vệ sinh khép kín.
Có 2/2 sân chơi có đồ chơi ngoài trời.
Các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ.
- học sinh: Trường có 16 lớp tại 2 điểm trường với 418 học sinh. Trong đó
+ Lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi: 04 lớp với 124 học sinh.
+ Lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi: 04 lớp, với 112 học sinh.
+ Lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi: 04 lớp với 109 học sinh.
+ Lớp nhà trẻ 24-36 tháng: 04 lớp, với 73 học sinh
+ Trẻ ăn bán trú: 100% học sinh được ăn bán trú.
* Thuận lợi :
+ Cơ sở vật chất đảm bảo, trường mới được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
+ Nhà trường thường xuyên được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND, hội cha mẹ học sinh.
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên yêu nghề mến trẻ, có một số kinh nghiệm trong công tác CSGD trẻ.
* Khó khăn:
+ Nhà trường vẫn còn 2 điểm trường, do đó ảnh hưởng đến quá trình quản lý dạy và học của giáo viên, học sinh.
+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, một số nhân viên yếu về chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc.
+ Một số phòng học và các công trình phụ trợ ở khu B đã xuống cấp cần sữa chữa, cải tạo, đồ dùng, trang thiết bị qua nhiều năm sử dụng đã hỏng, đặc biệt hệ thống điện, nước hỏng, thiếu nước cho sinh hoạt.
- NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Nhiệm vụ chung:
– Thực hiện Luật Giáo dục 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật. Năm học 2020-2021 nhà trường tập trung vào nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, phát triển có chất lượng đội ngũ giáo viên nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nhà trường khuyến khích tạo điều kiện cho 2 giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, phấn đấu đến năm 2022 đạt 100% giáo viên có trình độ trên chuẩn.
– Tiếp tục duy trì đảm bảo số phòng học cho trẻ và phát triển hệ thống, mạng lưới trường, lớp mầm non theo hướng tạo môi trường thiên nhiên xanh, tăng cường bổ sung các chậu hoa, cây cảnh trong khuôn viên sân trường, hiên các lớp học, sắp sếp lại khu vui chơi sáng tạo, tạo cảnh quan trong nhà trường xanh – sạch – đẹp, an toàn, thân thiện.
– Đổi mới công tác quản lý quản trị trường mầm non công lập theo hướng tự chủ. Tiếp tục phân công rõ nhiệm vụ giao trách nhiệm từng thành viên trong ban giám hiệu cụ thể: Đồng chí Nguyễn Thị Của Hiệu trưởng phụ trách chung toàn trường, đồng chí Nguyễn Thị Gán Hiệu phó phụ trách công tác nuôi dưỡng, CSVC, đồng chí Vũ Thị Hồng Minh Hiệu phó phụ trách giáo dục.
– Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong nhà trường. chú trọng tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “ lấy trẻ làm trung tâm”, thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, hoạt động trải nghiệm, khám phá đảm bảo an toàn về tinh thần, thể chất, hình thành kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ.
– Chủ động, sẵn sàng ứng phó với tình hình diễn biễn dịch Covid 19 để thực hiện tốt nhiệm vụ kép “Vừa dạy học vừa phòng chống dịch bệnh” đảm bảo yêu cầu của GDMN trong điều kiện bình thường mới.
- Nhiệm vụ cụ thể:
Với chủ đề năm học 2020-2021 “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” Nhà trường nghiêm túc thực hiện và nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiện kỷ cương hành chính, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt 2 bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường và nơi công cộng. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tinh thần, thể chất và phát triển toàn diện chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào trường phổ thông.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
1.1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên duy trì tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi đồng chí đăng ký một việc làm thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ: CBQL nâng cao khả năng quản trị nhà trường, nói đi đôi với làm, gương mẫu trong giao tiếp ứng xử, tác phong sư phạm…, Giáo viên Xây dựng lớp học hạnh phúc; Nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch làm việc khoa học mang tính chuyên nghiệp… Thực hiện nâng cao năng lực giao tiếp ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, bộ quy tắc ứng xử của CBGVNV trong trường mầm non, đặc biệt là giáo viên với trẻ mầm non. Hiệu trưởng, Phó Hiệu, giáo viên, nhân viên mang trang phục lịch sự, phù hợp với công việc… 100% đội ngũ CBQL, GV, NV được tập huấn, phổ biến quán triệt đến các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN, văn bản quản lý chỉ đạo của ngành để CBQL, GV, NV nắm bắt và thực hiện tốt (Phụ lục 1. Danh mục văn bản).
* Giải pháp:
– Phân công đồng chí Phùng Thị Hằng nhân viên văn thư cập nhật giao các văn bản mới ban hành hoặc thay thế chuyển giao đầy đủ tới các bộ phận, cá nhân để xây dựng kế hoạch thực hiện và lưu trữ đầy đủ, khoa học.
– Đầu năm học tháng 9 Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, ban hành các nội quy, quy chế tổ và chức triển khai đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân và trong các tháng họp giao ban. Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân xây dựng kế hoạch cá nhân có một nội dung việc làm thiết thực. Đưa những nội dung trên vào tiêu chí đánh giá hàng tháng, năm học.
1.2. Tham mưu, phối hợp với địa phương xây dựng, triển khai Kế hoạch phát triển GDMN giai đoạn 2021-2025 đảm bảo mục tiêu, nội dung lộ trình thực hiện phù hợp với nhà trường, địa phương. ( Dự kiến tháng 12/2020).
1.3. Tiếp tục tham mưu với địa phương có các giải pháp tốt trong công tác quản lý nhà trường. đặc biệt là đồng chí Hiệu trưởng nâng cao trách nhiệm trong quản trị nhà trường, chấp hành các quy định của pháp luật, nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp khắc phục. Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động CSNDGD trẻ đưa ra các giải pháp, mô hình mới để tiếp tục nâng cao chất lượng CSNDGD của trường.
– Xây dựng môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo các tiêu chí: Yêu thương, an toàn và tôn trọng, 100% nhóm, lớp xây dựng đảm bảo các tiêu chí lớp học hạnh phúc.Tổ chức các hoạt động giáo dục một cách nhẹ nhàng, theo nhóm, các hoạt động trải nghiệm, tham quan phù hợp điều kiện nông thôn, văn hóa địa phương (Phụ lục 2. Tiêu chí lớp học hạnh phúc)
* Giải pháp:
– Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tiếp tục tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về quản trị nhà trường. Tham quan các mô hình giáo dục mầm non điển hình trong huyện để đưa ra giải pháp quản trị nhà trường phù hợp để nâng cao chất lượng CSNDGD trẻ. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa chính quyền và công đoàn theo nhiệm kỳ. Phát động các phong trào thi đua, biểu dương và nhân rộng các đồng chí giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn, CSGD trẻ, công tác xây dựng môi trường, quản lý nhóm lớp, phối kết hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng… Có giải pháp để đảm bảo an ninh, an toàn trường học.
– Xắp sếp lại khu vui chơi, trồng bổ xung thêm chậu cây, bồn hoa, khung tranh hành lang các phòng trong nhà trường tạo khung cảnh sư phạm thân thiện sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, đảm bảo 50% diện tích sân vườn là sân cỏ, phân công từng bộ phận, tổ chuyên môn để sử dụng và chăm sóc. Đồng thời duy trì lịch sử dụng các phòng chức năng, các góc chơi sáng tạo, khu thể chất cho trẻ vui chơi, học tập và khám phá…
– Đầu năm học phân công giáo viên, nhân viên vào giờ đón trả trẻ tăng cường cho bảo vệ để đảm bảo an ning trường học đi vào nền nếp, các bậc phụ huynh để xe lên vỉa hè lúc trả, đón trẻ, đi theo biển lối ra vào ở khu vực cổng trường để không gây ách tắc giao thông trước khu vực công trường.
– Ban giám hiệu phối hợp các tổ chức chính trị trong nhà trường tăng cường công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công và các nhiệm vụ khác do cấp trên giao hoặc tổ chức mình phân công. Kiểm tra 100% các hoạt động của nhà trường cũng như các bộ phận, tổ nhóm chuyên môn; Phân công lịch BGH, tổ trưởng, tổ phó kiểm tra, dự giờ để không bị trùng lịch và tránh gây áp lực cho giáo viên, nhân viên. Phối hợp tốt BĐDCMHS tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ và tăng cường CSVC, đồ dùng dạy học cho trẻ.
1.4. Tiếp tục chỉ đạo các bộ phận, cá nhân sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý trong nhà trường, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách kế hoạch chuyên môn trong trường đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, giáo viên sử dụng đúng các loại hồ sơ sổ sách theo quy định tránh hình thức. Xây dựng kế hoạch thực hiện thu, chi các khoản thu khác trong năm học theo đúng hướng dẫn quy định của Thành phố, Huyện.
* Giải pháp: Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học: Nhân viên văn thư thực hiện tốt các phần mềm chung dữ liệu trong toàn huyện, phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, lập kế hoạch, bán trú. Tăng cường ứng dụng phần mềm Zom trong việc triển khai việc họp trực tuyến và sinh hoạt chuyên môn. ( Khi dịch Covit 19 còn phức tạp).
– Đầu năm học Hiệu trưởng tổ chức các hội nghị quán triệt phổ biến tới toàn thể CBGVNV và phụ huynh, thỏa thuận các khoản thu bằng văn bản tới từng phụ huynh, trình Phòng giáo phê duyệt. Đồng thời giao bộ phận tài chính thực hiện đúng các chứng từ hồ sơ và báo cáo theo đúng quy định.
– Hiệu trưởng bổ sung quy chế dân chủ trong nhà trường theo thông tư số 11/2020/TT-BGD&ĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GD và thực tốt quy chế dân chủ công khai, công tác tài chính, quản lý nhân sự, chế độ chính sách, đoàn kết nội bộ.
– Giao nhân viên văn thư, các bộ phận được giao phụ trách mảng công việc thực hiện công tác báo cáo, thống kê định kỳ thống nhất với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành và đảm bảo tiến độ thời gian.
1.5.Thực hiện các văn bản và tập huấn triển khai đầy đủ các văn bản của các cấp đến 100% CBGVNV để 100% đội ngũ nắm vững quy định về công tác phòng dịch bệnh. Biết xử trí các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc Covid 19.
* Giải pháp:
– Tháng 8 Đồng chí Hiệu phó phụ trách công tác cơ sở vật chất, an toàn trường học cùng đồng chí nhân viên y tế dà soát lại các điều kiện, trang thiết bị phòng dịch xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, thường xuyên giám sát các bộ phận, cá nhân thực hiện theo nhiệm vụ phòng chống dịch đã xây dựng. Thường xuyên cập nhật thông tin y tế theo quy định nhằm đảm bảo môi trường an toàn, người lớn, trẻ mầm non phải có sức khỏe bình thường khi đến làm việc và học tập tại cơ sở giáo dục mầm non. Tổ bảo vệ duy trì việc đo theo dõi thân nhiệt khách ra vào trường. Xây dựng phương án, kịch bản thực hiện kế hoạch giáo dục trong tình hình dịch bệnh khi trẻ mầm non phải nghỉ học tại nhà tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên. Duy trì nhóm Zalo của lớp thông báo tình hình sức khỏe của trẻ, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, video, để gửi bài lên nhóm cùng phụ huynh hỗ trợ trẻ học và tự học của trẻ….
- Huy động trẻ đến trường lớp; tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất chuẩn hóa, hiện đại hóa
* Chỉ tiêu:
– Sửa chữa trang thiết bị nhà vệ sinh, hệ thống điện, sửa lại sân, giếng khoan khu B, mua bổ sung thay thế một số đồ dùng bán trú đảm bảo an toàn, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, xốp trải nền, giá để đồ dung, đồ chơi, bổ sung thay thế 1 số bàn, ghế bị hỏng cho các lớp, chuyển đổi phòng thể chất sang phòng học Montessori. Bổ sung một số tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu được quy định trong danh mục của Bộ GDĐT, tăng cường đồ dùng, đồ chơi tự tạo mỗi tháng giáo viên có ít nhất 1-2 đồ chơi, nhóm đồ chơi. Lựa chọn, mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, thiết bị hiện đại cho phòng học Montessori; sách, tài liệu phù hợp thực hiện chương trình GDMN.
– 16/16 lớp xây dựng môi trường phù hợp với từng lứa tuổi, đủ đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động.
– Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở tất cả các độ tuổi, phấn đấu tỷ lệ huy động 40% trẻ độ tuổi nhà trẻ và 100% trẻ độ tuổi mẫu giáo, duy trì 100% trẻ 5 tuổi đến trường và được học đủ 2 buổi/ngày. Cụ thể.
Độ tuổi |
Đầu năm | Cuối năm | ||
Số lớp | Số học sinh | Số lớp | Số học sinh | |
Nhà trẻ | 4 | 73 | 04 | 85 |
MG 3 tuổi | 4 | 110 | 04 | 110 |
MG 4 tuổi | 4 | 112 | 04 | 111 |
MG 5 tuổi | 4 | 124 | 04 | 124 |
Tổng | 16 | 419 | 16 | 430 |
+ Phấn đấu tỷ lệ chuyên cần : Nhà trẻ : 93 – 95% – Mẫu giáo: 96 – 98%.
+ Số trẻ bán trú: đạt 100%.
– Duy trì, nâng cao chất lượng PCGDM trẻ em 5 tuổi trên địa bàn xã, thực hiện hiệu quả phần mềm phổ cập. Làm tốt công tác tham mưu với Ban chỉ đạo phổ cập xã điều tra các đối tượng phổ cập. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp. Tăng tỷ lệ huy động trẻ em 4 tuổi đi học trong điều kiện đảm bảo để thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 4 tuổi khi Chính phủ phê duyệt.
* Giải pháp:
– Phân công cán bộ, giáo viên làm tốt công tác điều tra số trẻ trong độ tuổi, thật chính xác đặc biệt là trẻ 4 tuổi, cập nhật đầy đủ chính xác, báo cáo kịp thời trong phần mềm phổ cập theo kế hoạch của cấp trên. Tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cải tạo môi trường Sáng, xanh – sạch – đẹp – an toàn – thân thiện để trẻ vui vẻ hạnh phúc mỗi ngày đến trường.
– Tiếp tục huy động từ mọi nguồn để tăng cường bổ sung CSVC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, giảm tải sức lao động cho giáo viên. Đồng chí phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm thống kê trang thiết bị trong lớp học theo TT 01/2015, giáo viên thường xuyên dà soát kiểm tra và báo hỏng khi hỏng và tổng hợp thống kê đầy đủ trang thiết bị được giao vào sổ của lớp. Đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC kiểm tra giám sát việc sử dụng bảo quản đồ dùng, thiết bị đồ các phòng, lớp học, nhà bếp, thiết bị điện, ga…để sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, xây dựng kế hoạch đề nghị sửa chữa, mua sắm bổ sung CSVC kịp thời đảm bảo nhu cầu hoạt động CSNDGD trẻ và trong tháng 8 đã làm mới và sửa chữa một số hạng mục hư hỏng: Khoan và sửa giếng khu A và khu B, sửa hệ thống đường ống nước, sửa hệ thống thiết bị vệ sinh, bồn cầu, thay mới 04 máy bơm nước, thay cửa sổ lớp B3, thay tụ quạt và đèn chiếu sáng cho các lớp và các phòng ban. Làm lưới chắn côn trùng 02 bể chứa nước khu A và khu B
– Mua bổ xung các đồ dùng phục vụ công tác bán trú.
– Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn
– Cải tạo lại khu vui chơi, trồng bổ sung những chậu hoa, cây xanh tạo cảnh quan, môi trương sáng-xanh-sạch đẹp an toàn-thân thiện.
– Hoàn thiện các nội dung cải tiến chất lượng trong báo cáo tự đánh giá năm học 2019-2020. Duy trì công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường, hoàn thành báo cáo tự đánh giá năm học 2020-2021 nộp Phòng giáo dục đúng thời gian quy định.
- 3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
3.1. Tham mưu UBND huyện tiếp tục thực hiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non làm việc tại trường mầm non công lập theo quy định.Tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách cho giáo viên và học sinh mầm non theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Văn bản số 3189/SGDĐT-KHTC ngày 26/7/2018 của Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định 06/2018/NĐ-CP.
* Giải pháp.
– Xắp xếp phân công đội ngũ đảm bảo theo số lượng hiện có, trình độ năng lực chuyên môn đảm bảo dân chủ đồng đều ở các tổ khối, mỗi lớp có GV lớn tuổi với GV trẻ để các giáo viên chia sẻ về chuyên môn tại lớp.
– Lựa chọn bổ nhiệm các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn theo đúng quy định. Lập tờ trình đề nghị Phòng giáo dục kiện toàn Hội đồng trường, đội ngũ giáo viên cốt cán theo quy định.
– Nhà trường khuyến khích và tạo điều kiện cho những giáo viên chưa qua lớp bồi dưỡng thăng hạng tham gia bồi dưỡng để đủ điều kiện được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định ( Khi có hướng dẫn của các cấp).
– Tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách cho giáo viên và học sinh mầm non theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Văn bản số 3189/SGDĐT-KHTC ngày 26/7/2018 của Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định 06/2018/NĐ-CP. Cụ thể: Chỉ đạo đồng chí Nguyễn Thị Nhàn- kế toán, hàng năm, tháng thực hiện đầy đủ các chính sách cho giáo viên như làm và chuyển lương đảm bảo kịp thời cho CBGVNV; Thực hiện chế độ chính sách như miễn giảm học phí, chế độ hỗ trợ ăn trưa sữa học đường cho trẻ em mẫu giáo thuộc gia đình hộ nghèo là 06 trẻ; cận nghèo là 11 trẻ, 01 trẻ là người dân tộc và 100% học sinh được tham gia chương trình sữa học đường trong nhà trường đầy đủ đảm bảo kịp thời theo quy định. ( Tháng 9/2020).
3.2. Tuyên truyền triển khai quy định mới về chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 đến 100% cơ sở GDMN. Xây dựng lộ trình nâng tỷ lệ đạt chuẩn trình độ đào tạo Cao đẳng sư phạm mầm non đạt 100%. Quan tâm bỗi dưỡng, nâng tỷ lệ phát triển Đảng viên lên 34%.
* Giải pháp.
– Triển khai đầy đủ các văn bản của Đảng và Nhà nước về GDMN tới đội ngũ
quy định mới về chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 đến 100% GV. Phấn đấu đấu năm 2022 số CBGV đạt 100% trên chuẩn.
– Cử 2 giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn theo luật Giáo dục 2019 và 2 giáo viên đã đạt chuẩn tiếp tục tham gia học để nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn.
– Trong năm học phấn đấu kết nạp được 2 Công đoàn viên ưu tú vào đảng,
3.3. Tiếp tục tham gia thực hiện bồi dưỡng tập huấn đội ngũ, nâng cao đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Khuyến khích CBQL, giáo viên tự học và khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng internet.
* Giải pháp.
– Triển khai cho đội ngũ cập nhật tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên tại cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT (địa chỉ https://moet.gov.vn Chuyên mục GDĐT – Nhà giáo và CBQL giáo dục).
– Bồi dưỡng tập huấn đội ngũ, đặc biệt giáo viên nâng cao đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Khuyến khích CBQL, giáo viên tự học và khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng internet.
– Phân công CBGVNV tham gia học tập đầy đủ các Chuyên đề trọng tâm: “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” “Quản trị trường mầm non theo hướng tự chủ”; “Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non”; “Ứng dụng CNTT trong quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ”; “Tiếp cận học qua chơi và STEAM trong GDMN” do Phòng GD&ĐT huyện tổ chức. Sau đó về trường xây dựng kế hoạch phân công Đồng chí Nguyễn Thị Tuyêt giáo viên lớp 4 tuổi B1 thực hiện chuyên đề “ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”.( Thực hiện tháng 10/2020) đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường giáo viên lớp 5 tuổi A1 thực hiện chuyên đề” Xây dựng lớp mầm non hạnh phúc”. ( Thực hiện tháng 12/2020). cho 100% CBGVNV được học tập.
3.4. Toàn trường nghiêm túc thực hiện một số yêu cầu chung đối với đội ngũ đã được triển khai trong năm học 2019-2020: Về trang phục, đồng phục; Biển tên theo vị trí việc làm; Phong cách, giao tiếp ứng xử văn hóa.
* Giải pháp:
– CBQL, giáo viên, nhân viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường, mặc đồng phục trong giờ làm việc theo tính chất công việc. Cha mẹ trẻ và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục.
– CBQL, giáo viên, nhân viên đeo biển tên theo vị trí việc làm, phong cách, ngôn ngữ chuẩn mực, đúng mực, tôn trọng, lắng nghe, đoàn kết dân chủ. Biểu dương, tuyên truyền việc làm tốt, tấm gương nhà giáo tiêu biểu trong đổi mới.
- Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
4.1. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần; Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ của trẻ
* Chỉ tiêu:
– 100% trẻ được hoạt động trong môi trường đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thầnkhông bị xúc phạm, không xảy ra tai nạn thương tích tại nhà trường.
– Các trang thiết bị đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
– Tiếp tục thực hiện tốt phương án phòng chống dịch bệnh theo mùa đặc biệt phòng dịch COVID-19.
– 100% trẻ được khám sức khỏe, cân đo theo quy định và theo dõi trên biểu đồ, tỷ lệ SDD còn 1,5-1,8% Thấp còi còn 1.7-2%, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân.
– 100% trẻ MG tiếp tục được sữa học đường bắt đầu từ ngày 07/9/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
– Duy trì thực hiện quy trình bếp 1 chiều, xây dựng thực đơn phù hợp với từng độ tuổi và chế biến theo đảm bảo ATTP, tăng thêm tiền ăn thêm 2000 đồng/ngày, thực hiện món xào cho trẻ mẫu giáo, tổ chức bữa ăn gia đình cho trẻ 5 tuổi theo kỳ và tiệc buffe 2 lần/ năm cho trẻ mẫu giáo (vào cuối học kỳ I và cuối năm học). Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức. Công tác thu và quyết toán tiền ăn đảm bảo chính xác, kịp thời trước ngày 15 hàng tháng, trước ngày 31/5 của năm học.
* Giải pháp:
– CBGVNV thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy chế nuôi dạy trẻ, thực hiện nghiêm lịch phân công 2 – 3giáo viên/lớp theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, duy trì ghi nhật ký hàng ngày,
– Tăng cường kiểm tra sử dụng, bảo quản đồ dùng thiết bị của GVNV.
– Mua bổ xung các đồ dùng phục vụ công tác bán trú.
– Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn
– Yêu cầu giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp trẻ nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh.
– Đón, trả trẻ từ tay phụ huynh, tuyệt đối không trả trẻ cho người lạ mặt.
– Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu, phòng tránh bạo hành, xâm hại trẻ em. Quan tâm giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ trong các tình huống.
– Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra giáo viên, nhân viên thực hiện quy chế chuyên môn năm học 2020-2021, quy chế nuôi dạy trẻ Ban hành năm 2001 của Sở giáo dục Hà Nội).
– Nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền đến các đoàn thể, nhân dân, phụ huynh về nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại nhà trường, họp phụ huynh thống nhất nâng tiền ăn cho trẻ thông qua các buổi họp PH đầu năm, bảng tuyên tuyên nhà trường, của lớp… Duy trì các món xào trong thực đơn hàng ngày, tăng cường rau xanh trong bữa ăn cho trẻ. Duy trì tổ chức bữa ăn gia đình cho trẻ 5 tuổi,tổ chức tiệc bufeet cho trẻ mẫu giáo 2 lần/ năm học (Cuối học kỳ I và cuối năm học nếu điều kiện cho phép).
– Giáo viên kết hợp với nhân viên y tế duy trì việc thực hiện cân đo đúng lịch, phối hợp phụ huynh để có biện pháp chăm sóc trẻ SDD, Thấp còi và trẻ thừa cân. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra giám sát và tổ chức thực hiện công tác VSMT trong và ngoài lớp học, vệ sinh bếp ăn, vệ sinh cá nhân. CBGV thực hiện nghiêm túc quy định về công tác VSATTP,
– Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh. Giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn.
4.2. Xây dựng, phát triển chương trình giáo dục nhà trường, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN
* Chỉ tiêu: Xây dựng phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với phong tục truyền thống địa phương. 100% các lớp có kế hoạch giáo dục trên phần mềm, đảm bảo các yêu cầu mục tiêu của từng độ tuổi, đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. 100% trẻ hoàn thành chương trình theo độ tuổi, tăng cường tổ chức cho trẻ các hoạt động tham quan, trải nghiệm, tổ chức tốt hoạt động ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non, giáo dục trẻ nề nếp lễ giáo phù hợp với phong tục truyền thống địa phương. 100% trẻ thích đi học vui vẻ khi đến trường, lớp, 90%-93% các lớp có nền nếp tốt, trẻ có kỹ năng lễ giáo, kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ, 95% trẻ đạt ở các lĩnh vực đạt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm học. Duy trì tổ chức hội thi của các năm và tổ chức hội thi phát huy tài năng cá nhân trẻ. 20% trẻ 3,4,5 tuổi làm quen với tiếng anh. Học kỳ II năm học 100% trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được học bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh”. Tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2 theo chỉ đạo của Bộ GDĐT, SGD và chủ đề trọng tâm của cấp học mầm non năm học 2020-2021 “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” “Trường học xanh”; Tổ chức Hội thi “Giáo viên dạy giỏi chuyên đề”, “Trang trí môi trường nhóm lớp” “ Ngày hội thể thao của bé”, “ Tham gia hội thi “Trang trí sân vườn lấy trẻ làm trung tâm” tiếp theo Kế hoạch năm học 2019 – 2020).
* Giải pháp:
– Đồng chí Vũ Thị Hồng Minh Phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục cùng với 4 đồng chí tổ trưởng các tổ, khối xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển chương trình giáo dục nhà trường năm học 2020-2021 theo nguyên tắc đồng tâm phát triển trên phần mềm giáo dục, kế hoạch tháng, ngày cụ thể sát tình hình thực tế điều kiện cơ sở vật chất nhà trường, kiến thức, kỹ năng của trẻ, văn hóa, môi trường ở địa phương.
– Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học: Lấy trẻ làm trung tâm: Tổ chức các hoạt động giáo dục một cách nhẹ nhàng, tổ chức các hoạt động theo nhóm, các hoạt động trải nghiệm, tham quan phù hợp điều kiện nông thôn, văn hóa địa phương: tham gia tham quan cánh đồng lúa, trẻ 5 tuổi Thăm viếng nghĩa trang, thăm trường tiểu học, …
– Tiếp tục xây dựng bổ sung môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học đảm bảo lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường, thực hiện các tiêu chí lớp học hạnh phúc, Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo các tiêu chí: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Xây dựng chuyển phòng giáo dục thể chất thành phòng học Montessori. Tiếp tục có giải pháp giảm bớt áp lực cho giáo viên trong công việc, giảm tải sức lao động. Họp bàn với phụ huynh đăng ký cho trẻ 3, 4,5 tuổi làm quen với tiếng anh.
– Duy trì tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ, hội thi của bé… Tiếp tục tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ; Giáo dục an toàn giao thông; Thực hiện lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe với giáo dục phát triển vận động cho trẻ; Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ an toàn bản thân và môi trường sống.
– Ban giám hiệu trực tiếp đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục quan tâm, phối hợp hỗ trợ các lớp thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Phát hiện, can thiệp sớm, đảm bảo giáo dục hòa nhập có chất lượng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ khuyết tật.
– Danh sách lớp thực hiện điểm các chuyên đề của trường năm học 2020 -2021:
+ Công tác phòng tránh tai nạn thương tích lớp A3
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ: B1
+ Xây dựng lớp học hạnh phúc: A1, C1
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, xã hội hóa
– Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ chương, chính sách của Đảng, nhà nước, Bộ GD&ĐT, Thành phố, huyện về đổi mới và phát triển GDMN. Tham mưu Đảng ủy, HĐND-UBND cơ quan đoàn thể của xã An Mỹ về văn bản, kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm của năm học, về các chỉ tiêu thi đua của nhà trường. Tham mưu chống xuống cấp các phòng học. Phối hợp với đoàn thanh niên đảm bảo an ninh, vệ sinh trước cổng trường.Thường xuyên đưa các bài, hoạt động lên truyền thanh của xã. Hàng tháng gửi bài, hình ảnh các hoạt động CSNDGD trẻ của nhà trường về PGD.
– Duy trì việc đưa tin lên bảng tin chung của nhà trường… như kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ từng độ tuổi, thực đơn… Xây dựng video hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, nuôi dưỡng và vui chơi cùng con tại nhà. Các lớp mỗi tháng có ít nhất một hình ảnh, video các hoạt động CSNDGD trẻ của lớp mình gửi về nhà trường lựa chọn, duyệt để đưa lên website, bảng tin chung, Facebook của nhà trường.
– Tổ chức họp phụ huynh theo kỳ để trao đổi, tọa đàm với CMHS cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em, về chương trình giáo dục mầm non, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Duy trì nhóm Zalo của lớp chia sẻ tình hình sức khỏe, tiến bộ của trẻ, đăng tải các hoạt động của trẻ ở lớp. Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ. Các tổ, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục trên phần phềm các video, để gửi bài lên nhóm cùng phụ huynh hỗ trợ trẻ học và tự học của trẻ…
-Tiếp tục tuyên truyền Đề án sữa học đường theo chính sách trẻ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách được miễn phí, trẻ đại trà ngân sách Thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 23%, cha mẹ trẻ đóng góp 47%. Tuyên truyền chế độ dinh dưỡng cân đối giúp trẻ phát triển thể chất; Phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì.
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2020 -2021 của trường Mầm Non An Mỹ. Các tổ, bộ phận, các đồng chí giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Công tác quản lý của thủ trưởng.
Hiệu trưởng có nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo toàn bộ các hoạt động trong nhà trường tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục trong năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
- Công tác của các phó hiệu trưởng.
* Đồng chí: Vũ Thị Hồng Minh Phụ trách chuyên môn về nội dung giáo dục, xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động chuyên môn, Quản lý các loại hồ sơ chuyên môn của Nhà trường, hồ sơ tuyển sinh, sổ kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn của giáo viên. Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, xây dựng kế hoạch chuyên môn và kế hoạch giáo dục các độ tuổi, Hướng dẫn và triển khai cho giáo viên lập kế hoạch tháng, tuần theo từng tháng.
Cùng BGH dự giờ, kiểm tra hồ sơ sổ sách và xếp loại giáo viên hàng tháng.
Phụ trách phổ cập giáo duc; phụ trách các phong trào thi đua, VHVN và điều hành công việc khi hiệu trưởng uỷ quyền.
* Đồng chí Nguyễn Thị Gán Phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng và cơ sở vật chất, chịu trách nhiệm xây dựng thực đơn cùng với đ/c kế toán theo dõi và kiểm tra việc xuất nhập thực phẩm hàng ngày.
Xây dựng kế hoạch và triển khai bồi dưỡng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ trong toàn trường.
Kiểm tra các bếp ăn, cùng với y tế học đường lên kế hoạch theo dõi sức khỏe cho trẻ.
Quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, có kế hoạch xây dựng tu sửa mua sắm thay thế khi trang thiết bị hỏng hóc ( Khi được hiệu trưởng đồng ý).
Cùng BGH dự giờ, kiểm tra hồ sơ sổ sách và xếp loại giáo viên hàng tháng.
Điều hành công việc khi hiệu trưởng ủy quyền.
- Công tác của giáo viên các lớp.
Chăm sóc giáo dục học sinh theo kế hoạch chương trình, thực hiện đầy đủ các qui định về hồ sơ giáo viên và qui chế chuyên môn theo qui định của Nhà trường, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn.
Đến lớp đúng giờ quy định, phải có thái độ ân cần đúng mực với phụ huynh. Yêu quý và tôn trọng trẻ, coi trọng trẻ như con đẻ của mình, không được đánh trẻ. Thường xuyên đóng góp ý kiến với BGH nhà trường và công đoàn xây dựng nhà trường, tạo cho trẻ cảm giác trẻ ăn ngon miệng, thoải mái, động viên trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình. Cô cần chú ý hơn những cháu nhỏ chưa xúc được cơm ăn. Không bớt xén khẩu phần ăn của trẻ.
- Công tác của nhân viên.
– Nhân viên y tế.
+ Xây dựng các loại kế hoạch phòng chống dịch bệnh, các kế hoạch liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
+ Phối hợp với trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện tổ chức khám sức khỏe, cân đo vào biểu đồ cho trẻ theo định kỳ.
+ Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh môi trường trong phạm vị nhà trường.
– Nhân viên kế toán.
+ Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính và của nhà trường.
+ Lập kế hoạch kinh phí các nguồn từ ngân nhà nước, học phí, xã hội hóa giáo dục…
+ Lập báo cáo quyết toán, tài chính, tài sản, thống kê, kiểm kê theo tháng.
+ Dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ.
+ Kiểm tra các thủ tục hợp đồng, lập hồ sơ thanh lý, thanh toán hợp đồng.
+ Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của Quy chế dân chủ, Quy chế công khai.
+ Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin với HT, Ban thanh tra nhân dân, các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của cấp có thẩm quyền.
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về biên chế – tiền lương trong cán bộ, giáo viên, nhân viên.
– Nhân viên thủ quỹ.
Thu, nhận tiền trong và ngoài ngân sách được cấp hoặc được thu kịp thời, an toàn các nguồn quỹ. Cấp phát kinh phí khi có phiếu chi lệnh chi của chủ tài khoản, (phiếu chi đã có chữ ký của chủ tài khoản và kế toán mới được chi).
Có đủ hồ sơ, sổ sách theo dõi thu, chi và cập nhật kịp thời đúng nguyên tắc tài chính. Hàng tuần và hàng tháng đối chiếu sổ quỹ với kế toán; hàng quý tổng hợp kinh phí thu chi để đối chiếu sổ quỹ và kiểm tra quỹ tiền mặt để báo cáo với chủ tài khoản và thông báo công khai kinh phí sử dụng.
– Nhân viên văn thư.
+ Quản lý sổ công văn đi và đến đúng quy định của nhà nước
+ Quản lý và sử dụng con dấu theo mục 4, điều 25, 26 trong Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư ban hành ngày 08/4/2004 của Lãnh đạo trường.
+ Thu nhận hoàn chỉnh hồ sơ cá nhân học sinh.
+ Kiêm công tác PCGD; quản lý phần mềm nhân sự; phần mềm Pmis; phần mềm kiểm định chất lượng…
– Nhân viên nuôi dưỡng.
+ Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường, Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Nhân viên bảo vệ.
+ Có trách nhiệm bảo quản tốt tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường.
Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 của trường Mầm non An Mỹ.
Nơi nhận:
– UBND Huyện – PGD&ĐT Mỹ Đức (để b/c); – UBND xã An Mỹ – CB,GV,NV toàn trường (để t/h); – Lưu VT |
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Của |
Phê duyệt của Phòng giáo dục và đạo tạo
LỊCH TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2020- 2021
(Kèm theo kế hoạch số /KHTMN ngày 28 /9/2020)
Tháng | Nội dung công việc | Thời gian | Người
Thực hiện |
8/2020
|
– Kiểm kê tài sản, lên kế hoạch và hợp đồng tu sửa mua sắm trang thiết bị, đăng ký mua sắm học phẩm cho trẻ trong toàn trường .
– Điều tra bổ sung phiếu điều tra – Thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống dịch Covit 19. VSMTvà khử khuẩn, – Xây dựng Xây dựng kế hoạch giáo dục trên phần mềm giáo dục. – Chỉ đạo các lớp xây dựng “Trang trí môi trường, lớp mầm non hạnh phúc” ; “trang trí sân, vườn lấy trẻ làm trung tâm”. Và tổ chức chấm cấp trường. – Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để tổ chức ngày Khai giảng năm học 2020 – 2021. |
Tuần 1
Tuần 2 Cả tháng
Tuần 3
Tuần 4
|
Đ/c; Gán; Minh
CBGVNV
CBGVNV
CBGV- BGH |
Tháng 9/2020 | – Khai giảng năm học. ổn định nề nếp HS.
– Thực hiện kế hoạch chuyên môn (14/9). – Dự hội nghị tổng kết năm học 2019 – 2020.Tiếp thu nhiệm vụ năm học 2020- 2021 – Tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo năm học 2020-2021: Xây dựng dự thảo dự thảo kế hoạch nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn, xây dựng nội quy, quy chế của nhà trường, xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, xây dựng kế hoạch trường học an toàn.…. – Tham gia tập huấn phần mềm xây dựng kế hoạch giáo dục.(PGD tổ chức). – Kiểm tra công tác VSMT trong và ngoài trường, lớp. – Kiểm tra toàn diện 2 giáo viên ( Đ/c Huyền, Hợi) – Đánh giá tình trạng dinh dưỡng đợt I, KSK đầu năm ( 16- 20/9) – Nộp các báo cáo thống kê đầu năm, |
Tuần 1
Tuần 2-4
Tuần 4
Tuần 1
Tuần 3
Tuần 4
|
CBGVNV-
BGH
Đ/c Của;, Gán, Minh
Đ/cMinh; PTCM; các đ/c TT
BKTNB
GVNVYT
HT-VT |
10/2020 | – Tổ chức “Tết trung thu ” cho trẻ
– Duyệt kế hoạch nhiệm vụ năm học 2020-2021 với PGD. -Tổ chức hội nghị CNVC năm học 2020 – 2021 – Dự sinh hoạt chuyên môn các tổ, khối. – Gửi đăng kí thi đua về PGD ( nộp 10/10). – Hoàn thiện báo cáo thống kê số liệu, hoàn thiện hồ sơ phổ cập GDMN cho TE 5 tuổi năm 2020. – Kiểm tra chuyên đề XDMTLTLTT (Đ/c: Ánh Hồng, đ/c Hằng). Chuyên đề âm nhạc: Bích Nhung. – Kiểm tra toàn diện 3 GV( Đ/c Hà B, Châu Huệ, Nghị). – Kiểm tra y tế học đường- an toàn trường học -Tham gia kiến tập quản lý nuôi dưỡng tại trường MN Đồng Tâm do PGD tổ chức. -Tham gia kiến tập phòng chống TNTT tại trường MN Hồng Sơn do PGD tổ chức. – Dự hội nghị giáo ban hiệu phó. – Xây dựng kế hoạch và tổ chức hội thi “ Giáo viên giỏi” cấp trường. |
Tuần 1
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 2
Tuần 4
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 1
Tuần 3-4 |
CBGVNV
BGH
CBCNVC BGH BTĐ
Ban PC
BKTNB
CBGVNV Đ/c Gán, Minh
Đ/c Minh |
11/2020
|
– Dự sinh hoạt chuyên môn các tổ , khối.
– Tiếp tục thi giáo viên giỏi cấp trường và tham gia thi cấp huyện. – Tham gia kiến tập mô hình trường, lớp MN hạnh phúc tại trường MN Hương Sơn A. – Dự kiến tổ chức dạy thí điểm tài liệu GD thanh lịch văn minh cho trẻ 5-6 tuổi. – Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. – Kiểm tra thực hiện kế hoạch phát triển GD. – Kiểm tra bếp ăn. – Dự họp giao ban HT |
Tuần 1,3
Cả tháng Trong tháng
Tuần 3 Tuần 2 |
BGH
GV
BGH-GV 5 tuổi
CBGVNV BKTNB
Đ/c Của |
12/2020 | – Kiểm tra quy chế CSGD trẻ nhóm lớp.
– Dự giờ giáo viên. – Kiểm tra toàn diện tra 4 GV ( Đ/c: Ái, Tuyết, Túy, Đ Hà). – Kiểm tra chuyên đề PCTNTT ( Đ/c Thúy Trang); – Kiểm tra chuyên đề tạo hình ( Đ/c Vinh, Phan Hương); – Kiểm tra hệ thống HSSS quản lý hành chính. – Làm và nộp báo cáo sơ kết, thống kê học kỳ I . – Tham gia hội thi“ Trang trí sân, vườn lấy trẻ làm trung tâm”; “ Bếp ăn an toàn- Nhân viên nuôi dưỡng giỏi” cấp huyện . – Dự hội nghị giáo ban hiệu phó |
Tuần 1
Tuần 2-3
Tuần 3-4
Tuần 2 Tuần 4
|
BGH
BGH – TCM
CBGVNV
Đ/c Gán, Minh |
1/2021 | – Tham gia hội thi“ Trang trí sân, vườn lấy trẻ làm trung tâm”; “ Bếp ăn an toàn- Nhân viên nuôi dưỡng giỏi” cấp huyện .
– Kiểm tra chuyên đề âm nhạc ( Đ/c B Nga); chuyên đề tạo hình ( Đ/c Thúy) – Kiểm tra toàn diện 3 GV (Trần Loan, Lan, Cúc). – Kiểm tra thực hiện 3 công khai, 4 kiểm tra – Xây dựng kế hoạch hội thi “ Ngày hội thể thao của bé” cấp trường. – Dự họp hội nghị giao ban HT. – Sơ kết HK I. |
Tuần 1-2
Tuần 2-3
Tuần 3
Tuần 4 |
CBGVNV
BKTNB
BKTNB Đ/c Minh
Đ/c Của |
2/2021 |
– Nghỉ tết âm lịch.
– Kiểm tra toàn trường sau tết. – Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ đợt II. – Kiểm tra chuyên đề PTTC ( Ng Hương, M Loan). – Kiểm tra toàn diện 2 GV ( Bích Nhung, Dảo) – Kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ. – Họp giao ban Hiệu phó – Tổ chức hội thi hội thi “Ngày hội thể thao của bé” cấp trường |
Tuần 1
Tuần 2 Tuần 3
Tuần 3-4
Tuần 4 |
CB,GV,NV
BGH Đ/c Liên YT
BKTNB
Đ/c Gán; Minh CBGVNV-HS |
– Dự SHCM.
– Thực hiện thí điểm tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho trẻ 5-6 tuổi. |
BGH | ||
3/2021
|
– Chính quyền và Công đoàn tổ chức kỷ niệm ngày QTPN 8/3
-Kiểm tra toàn diện 4 GV (Ng Hồng, Dung, Chi, Thoan) – Kiểm tra quy chế CSGDT. – Kiểm tra bếp ăn. – Kiểm tra chuyên đề âm nhạc: Đ/c Kha, Chuyên đề NBTN: Thủy. – Tham dự hội nghị giao ban HT. – Tham gia hội thi “Ngày hội thể thao của bé” cấp huyện. |
Tuần 2
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 4 Tuần 3 |
CB,GV,NV
BKTNB
BGH BGH BKTNB
Đ/c Của GV-HS |
4/2021 | – Kiểm tra quy chế CSGD trẻ nhóm lớp.
– Dự giờ giáo viên. – Kiểm tra toàn diện 2 GV (Đào, Hà A). – Kiểm tra chuyên đề văn học ( Đ/c Hạnh); Chuyên đề LQCC: Đ/c Hường. – Kiểm tra thực hiện thu chi các khoản do CMHS đóng góp. – Đánh giá tình trạng dinh dưỡng đợt III, KSK đợt II – Nộp báo cáo CSND, báo cáo thống kê về PGD. – Thu nộp và chấm SKKN Nộp SKKN đạt giải cấp trường về PGD. – Đánh giá khảo sát sự phát triển cuối độ tuổi đối với trẻ. – Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp – Họp giao ban Hiệu phó |
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 3 Tuần 4
|
BGH – GV
BKTNB
Đ/c Liên YT
Văn thư HĐ chấm SKKN của trường GV và HS 5 tuổi
BGH; GV Đ/c Gán; Minh |
5/2021 | – Dự sinh hoạt chuyên môn
– Tổ chức cho HS 5 tuổi thăm quan trường Tiểu học và các di tích của điạ phương. – Họp phụ huynh tổng kết năm học. – Họp giao ban Hiệu trưởng – Đánh giá xếp loại công chức viên chức cuối năm học – Bình xét thi đua cuối năm – Nộp hồ sơ thi đua về PGD ( trường -tổ-cá nhân ) – Chuyển học sinh 5 tuổi lên trường Tiểu học – Làm báo cáo tổng kết năm học – Xây dựng triển khai và tổ chức họat động hè. |
Tuần 3
Tuần 1-3 Tuần 2- 3
Tuần 2 Tuần 3
Tuần 4
Tuần 4
|
CBGV, CMHS
BGH
Đ/c Của CBGVNV
HĐTĐKT Đ/c Minh BGH – GV5T Đ/c Của Đ/c Gán |
6-7-8/2021 | -Tổ chức tết 1/6, kết thúc năm học.
-Tổ chức họi nghị tổng kết năm học – Triển khai hoạt động hè. – XD kế hoạch BD hè 2021. – Tổ chức hoạt động hè cho học sinh có nhu cầu. – Thông báo kế hoạch, chuẩn bị cho công tác tuyển sinh. – Tuyển sinh theo kế hoạch. – Tham dự lớp BD hè do Sở – PGD- trường tổ chức. – Dự tổng kết năm học, học tập NV năm học mới. – Chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới và khai giảng. – Phân công biên chế GV – HS. |
Tuần 1
tháng 6
Tuần 4 tháng 6 |
CB,GV,NV
CBGVNV
Đ/c Của BGH Đ/c Minh
HĐTS
BGH |
Phụ lục 1 DANH MỤC CÁC VĂN BẢN THỰC HIỆN
Thông tư số 11/2020/TT-BGD&ĐT Thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập.
Quyết định 3635/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2020 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2020-2021trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Đề án 380/ĐA-HU ngày 29/2/2016 của huyện ủy Mỹ Đức về việc nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức giai đoạn 2016 -2020, Kế hoạch 1735/KH-UBND ngày 20/12/2017 của UBND huyện Mỹ Đức về phát triển GDMN huyện Mỹ Đức đến năm 2020. Kế hoạch phát triển nhà trường đến năm 2020 số 05/KH-UBND của UBND xã Phúc Lâm ngày 20 tháng 01 năm 2018.
Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Thông tư số 06/2019/TT-BGĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GDĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở GDMN, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017,
Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 Qui định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội.
Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định chính sách phát triển GDMN.
Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 quy định tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Công văn số 3281/ BGDĐT-KHTC ngày 27/8/2020 về vieech cần chấn chỉnh các khoản thu đầu năm 2020-2021 và đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thông tư 36/2017/TT- BGDĐTngày 28/12/2017 quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy định điều kiện đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 quy định hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Thông tư 04/2020/TT- BGDĐT ngày 18/3/2020 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 86/2018/NĐ-CP
Thông tư số 13/2020/TT- BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thong, và trường phổ thông có nhiều cấp học
Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 4/6/2019 tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển GDĐT giai đoạn 2019-2025.
Thông tư số 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối vowus trường mầm non.
Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 quy định môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, than thiện, phòng chống bạo lực học đường.
Thông tư số 13/2010/TT- BGDĐT ngày 15/4/2010 ban hành về quy định trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.
Kế hoạch số 157/KH- BGDĐT ngày 13/3/2020 kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ trong cơ sở GDMN.
Kế hoạch số 979/KH- SGDĐT ngày 27/3/2020 kế hoạch thực hiện chuyên đề “ Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ y tế.
Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT- BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học.
Chỉ thị số 1737/CT- BGDĐT ngày 15/5/2018 tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 08/1/2019 quyết định phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN giai đoạn 2018-2025.
Thông tư số 24/2020/TT- BGDĐT ngày 25/8/2020 quy định sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở GDMN, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.
Nghị định số 71/2020/NĐ ngày 30/6/2020 quy định lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mần non, tiểu học, trung học cơ sở.
Kế hoạch số 681/KH- BGDĐT ngày 28/8/2020 thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mần non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025)
Thông tư 19/2019/TT- BGDĐT ngày 12/11/2019 ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDMN, phổ thong và giáo dục thường xuyên.
Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3/7/2020 giải pháp đố với biên chế
Phụ lục 2 TIÊU CHÍ LỚP MẦM NON HẠNH PHÚC
(Kèm theo Kế hoạch số / KH-MNPL ngày tháng năm 2020 của trường mầm non Phúc lâm)
Tiêu chí | Đạt | Không đạt |
Tiêu chí 1. Môi trường lớp học, phát triển cá nhân | ||
– Đảm bảo An toàn, thân thiện, thẩm mỹ, khoa học, phong phú thể hiện rõ nội dung, phù hợp với độ tuổi, có nội dung chuyên đề, chủ đề năm học. Lớp học Sáng – xanh-Sạch đẹp. | ||
– Nhà vệ sinh thân thiện: Thông thoáng, khô, sạch, đủ thiết bị phục vụ, có cây xanh, âm nhạc. | ||
– Môi trường học tập ấm áp, thân thiện đoàn kết; mọi trẻ trong lớp học được yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu | ||
– Đoàn kết; chia sẻ, tạo cơ hội để mỗi, giáo viên, trẻ em được phát triển tối đa năng lực, không ai bị bỏ lại, tất cả cùng thay đổi và tiến bộ. | ||
Tiêu chí 2. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ | ||
– Xây dựng môi trường học tập tích cực, các con đến lớp đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần. Giáo viên tự chăm sóc sức khoẻ tâm lý và thể chất, tự trang bị cho bản thân các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục. | ||
– Giáo viên trong lớp hỗ trợ cùng nhau phát triển để chia sẻ khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. | ||
– Giáo viên được bồi dưỡng về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện của trường, lớp và địa phương. | ||
– Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ: Cung cấp kiến thức kỹ năng qua các tiết dạy, được tham hoạt động trải nghiệm khác nhau, hoạt động giao lưu chơi mà học, học bằng chơi, các hoạt động lễ hội theo chủ đề sự kiện, hội thi từ đó trẻ có những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của độ tuổi… | ||
Tiêu chí 3. Mối quan hệ trong và ngoài nhà trường | ||
– Giáo viên, nhân viên làm gương cho trẻ em trong mối quan hệ cô trò, trong giao tiếp thể hiện đạo đức tác phong, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. | ||
– Quản lý cảm xúc tiêu cực. Tôn trọng, lắng nghe thấu hiểu và chủ động xây dựng được các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp. | ||
– Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất, tin tưởng cùng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. | ||
– Giúp đỡ, chia sẻ với trẻ em và cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhu cầu đặc biệt, có hoàn cảnh riêng. |